Tác giả TS.Phạm Đức Quang bút danh Sơn Đông
SƠN ĐÔNG BÌNH THƠ
BÌNH BÀI THƠ :
CON SÂU ,NỒI CANH
Cải xanh, tôm nõn ngọt lành
Con sâu làm tủi nồi canh bữa nào.
Để anh hắt đổ bờ ao
Để mình về Ngoại sóng chao đôi lòng.
Kể từ anh xới anh trồng
Bắt sâu , nhổ cỏ đã vồng cải xanh.
Mình ơi ! về nấu nồi canh
Vườn rau,gian bếp,cây chanh nhớ mình.
“Con sâu làm rầu nồi canh” (1)
Bắt sâu canh lại ngọt lành mình ơi !
(1):Tục ngữ Việt Nam
TS. Phạm Đức Quang
Bài thơ kể về câu chuyện xích mich của một đôi vợ chồng trẻ . Một hôm ăn cơm họ phát hiện ra có con sâu trong nồi canh:
Cải xanh tôm nõn ngọt lành
Con sâu làm tủi nồi canh bữa nào.
Người chồng nóng giận hắt đổ cả nồi canh xuống ao:
Để anh hắt đổ bờ ao
Vợ tiếc nồi canh cải tôm nõn ngọt lành ,tiếc cái công nấu canh nên đã lời qua tiếng lại dỗi hờn mà bỏ về nhà mẹ đẻ:
Để mình về Ngoại sóng chao đôi lòng.
Kể từ khi vợ về bên ngoại người chồng đã cố gắng chăm sóc vườn rau .bắt sâu nhỏ cỏ và rau cải đã lên xanh mơn mởn :
Kể từ anh xới, anh trồng
Bắt sâu nhổ cỏ đã vồng cải xanh.
Người chồng nhớ thương vợ mong vợ về nấu nồi canh cải xanh tôm nõn như ngày nào :
Mình ơi ! về nấu nồi canh
Vườn rau, gian bếp ,cây chanh nhớ mình.
Bài thơ không dừng lại ở việc kể chuyện mà khái quát lên phương pháp ứng xử ,xử lý khi có những con sâu xuất hiện phá hoại sự an bình của cuộc sống:
Con sâu làm rầu nồi canh
Bắt sâu ,canh lại ngọt lành mình ơi !
Con sâu tượng trưng cho những kẻ xấu, những hành vi xấu những nét tâm lý xấu trong đời sống gia đình ,tập thể, xã hội. Nồi canh tượng trưng cho gia đình ,tập thể , xã hội . Khi xuất hiện những con sâu này cần bình tĩnh suy xét và bắt sâu ,diệt sâu với ý thức bảo vệ vun đắp xây dựng gia đình ,tập thể, xã hội ngày càng tốt đẹp . Không vì những con sâu này mà mất niềm tin ,dao động, nóng giận,vơ đũa cả nắm làm ảnh hưởng đến cuộc sống .
Chỉ với 10 câu thơ mang phong cách ca dao bình dị ,với câu chuyện hình ảnh sinh động tác giả đã để lại cho người đọc những suy ngẫm thiết thực.