Tác giả TS.Phạm Đức Quang bút danh Sơn Đông
KIẾP LÀM THƠ
Trời đày phải kiếp làm thơ,
Bần thần túi rỗng, ngẩn ngơ sông hồ.
Người ta đi hát tiền vô,
Làm thơ thơ thẩn, thẩn thờ nhớ mong.
Đói lòng đi chợ bán bông,
Gặp khách má hồng, say chuyện lại thơ
TS. Phạm Đức Quang
BÌNH THƠ
Mở đầu bài thơ tác giả than:
Trời đày phải kiếp làm thơ
Người ta nói Trời đày phải kiếp ăn mày,kiếp đi ở...chứ còn kiếp làm thơ thì sao lại Trời đày.Tác giả giải thích:
Bần thần túi rộng ngẩn ngơ sông hồ.
À thì hóa ra làm thơ nghèo lắm chẳng kiếm ra tiền.Mỗi lần muốn mua gì sờ vào túi lại bần thần vì túi rỗng.Thế rồi tác giả liên tưởng đến nghê đi hát :
Người ta đi hát tiền vô,
Làm thơ thơ thẫn,thẫn thờ nhớ mong.
Làm thơ cũng tốn công sức lắm chứ chẳng khác gì ca sĩ đi hát mà ca sĩ hát thì kiếm ra tiền, ít nhất một bài cũng vài trăm nghìn.chẳng thế mà có ca sĩ thành đại gia nhà lầu xe hơi.Còn làm thơ dù một trăm bài, một nghìn bài,thơ hay như Tú Xương cũng phải nhờ vợ nuôi,thơ mượt mà đồng quê như Nguyễn Bình cũng suốt đời phải đi lang thang ở nhờ, thơ tha thiết dạt dào như Hàn Mặc Tử cũng chết dần chết mòn vì bệnh tật, đến như tác giả của bài thơ này đói quá phải đi chợ bán bông tức là bán hoa:
Đói lòng đi chợ bán bông ,
Gặp khách má hồng say chuyện lại thơ
Tại sao đói lòng không đi làm cửu vạn,bốc vác, bán cá ,bán thịt lại đi bán hoa .Âu cũng vì cái thói ngẩn ngơ sông hồ,thơ thẩn thẩn thờ của gã làm thơ. Cái sĩ diễn hảo và cái sức trói gà không chặt của gã làm thơ thư sinh kia đã kiềm tỏa anh ta.
Và tác giả cũng hiểu rằng làm thơ không phải để kiếm tiền mà để có được nguồn vui cho mình và cho người. Vì lẽ đó mà khi đi bán hoa để mưu sinh gặp được khách má hồng tình thơ lại đắm say.
Sơn Đông