Tác giả TS.Phạm Đức Quang bút danh Sơn Đông
SƠN ĐÔNG BÌNH THƠ
HOẠN THƯ TỰ BÀO CHỮA
Trong truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du có đoạn tả cảnh Kiều báo ân báo oán.Sau khi báo ân xong Kiều sai quân dẫn Hoạn Thư ra trước vành móng ngựa :
Dưới cờ gươm tuốt nắp ra
Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư
Tại đây Hoạn Thư đã tự bào chữa cho mình .Dưới đây là toàn văn lời tự bào chữa của Hoạn Thư :
Rằng tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
Nghĩ cho khi các viết kinh,
Đến khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng riêng cũng kính yêu,
Chồng chung chưa dễ ai chiều được ai.
Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài cho chăng
Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
Lời bào chữa của Hoạn Thư quả là chí tình chí lý.Mở đầu Hoạn Thư đã đặt vấn đề rất khiêm nhường và đúng trọng tâm :
Rằng tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình
" Tôi chỉ là chút phận đàn bà.Tội của tôi là tội ghen tuông,nhưng tội này cũng chẳng có gì là to tát cả thiên hạ cũng đầy râỹ ra đấy thôi " . Hoạn Thư thật khôn khéo,nêu lên đích danh tội của mình nhưng lại đổ tội cho bàn dân thiên hạ.
Tiếp theo Hoạn Thư kể công với hy vọng Kiều nghĩ đến để tha tội cho mình:
Nghĩ cho khi các viết kinh,
Đến khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Kể ra chuyện này Hoản Thư muốn nhắc Kiều rằng : “ Cái ngày mà cô xin tôi ra chùa để viết kinh niệm Phật tôi đồng ý ngay .Tôi lại tạo mọi điều kiện cho cô thỏa mãn tâm nguyện của mình .Khi cô trốn khỏi nhà tôi ,cô đã mang theo chuông vàng khánh bạc của nhà tôi,tôi biết hết nhưng tôi không đuổi theo”.Để tăng thêm trọng lượng của việc kể công Hoạn Thư nịnh Kiều , câu nịnh này khéo quá :
Lòng riêng riêng cũng kính yêu
Với từ "Riêng riêng ",từ " Kính yêu "Hoạn Thư đã tôn vinh Kiều lên bậc bề trên .Cái sự kính yêu ấy dù không thể hiện ra nhưng nó cứ canh cánh trong lòng . Cái sự kính yêu thầm lặng không nói ra chỉ riêng mình biết làm cảm động lòng người hơn bất kỳ lời nói " yêu thương kính trọng "nào thốt ra từ chót lưỡi đầu môi.Hoạn Thư khen nịnh mà không nói ra cái nguyên nhân mà để cho người được khen suy ngẫm thấm thía. Hoạn Thư nịnh mà không khúm núm xun xoe,nịnh mà người nghe vẫn cảm thấy thật lòng không giả tạo,nịnh mà vẫn giữ được tư thế của con nhà quý tộc danh giá.Ở đời mấy ai nịnh được như Hoạn Thư.
Tiếp đến Hoạn Thư bồi thêm một luận điểm mà ai cũng phải thừa nhận để chứng minh rằng động cơ có tội của mình là bất đắc dị,là tự vệ chính đáng :
Chồng chung chưa dễ ai chiều được ai.
Quả đúng thế thật.Thưa quý vị hồng quần có vị nào dám khẳng định rằng :Tôi vui lòng san sẻ chồng tôi cho người phụ nữ khác.Chắn chắn là không có ai.
Kết lời bào chữa Hoạn Thư không xin tha tội mà nói một cách thẳng thắn rằng ;" Việc tôi gây ra cho cô thì cũng đã qua rồi,tôi cũng hối hận lắm,bây giơ thì tùy cô định liệu,nếu cô có lòng bao dung rộng lượng không nhỏ nhen chấp nhặt thì tôi được phận nhờ " :
Trót lòng gây việc chông gai
Còn nhờ lượng bể thương bài cho chăng
Lời bào chữa của Hoạn Thư hay đến mức Kiều phải thốt lên:
Khen cho : thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời
Và Kiều truyền lệnh tha Hoạn Thư ngay :
Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.
Sơn Đông
Ảnh minh họa : Nguồn Internet