Tác giả: TS. Phạm Đức Quang (Bút danh Sơn Đông)
ĐIỂM DANH
ĐIỀU SUY NGẪM
Giọng nói mỗi vùng phát âm có bản sắc riêng.Giữ gìn và tôn trọng bản sắc giọng nói cũng là một nét văn hóa đẹp .
THƠ BÌNH
Trời sinh giọng nói mỗi vùng,
Dẫu là nặng nhẹ cũng cùng nước ta.
Nhại nhau vui cửa,vui nhà,
Xin đừng quá trớn rồi ra giận hờn.
CHUYỆN CƯỜI SƠN ĐÔNG
Ở khu 4 có một vùng phát âm các dấu huyền,sắc,hỏi đều thành dấu nặng.
Vì vậy khi nói về một vật nào đó phải thêm một dấu hiệu của nó cho khỏi nhầm lẫn.
Người cha sai con:
-Con lậy cho cha địa cạ
Người con hỏi :
-Thưa cha, lậy cạ cọ đuôi hay cạ cọ cuộng
Người cha trả lời :
-Cạ cọ cuộng
(Cạ cọ đuôi là cá, Cạ cọ cuộng là cà).
Ở một cuộc họp toàn thôn ông Thôn trưởng đứng lên điểm danh những thành phần đến dự họp:
-Cạc cụ đụ chưa ?
Mọi người đồng thanh trả lời :
-Đụ rội
-Cạc mẹ đụ chưa ?
Tiếng đồng thanh trả lời to hơn:
-Đụ rội
-Thanh niên đụ chưa ?
Mọi người nhìn quanh. Một anh đứng lên trả lời :
-Thanh niên đụ lẹ tẹ.
Ông Thôn trưởng càu nhàu :
-Thanh niên đậu tạu gương mậu răng chậm đụ rựa !
( Cạc: Các.Đụ : đủ . Lẹ tẹ : lẻ tẻ .Rội :rồi .Đậu tạu gương mậu : Đầu tàu gương mẫu . Rựa : Rứa)
Chuyện: Sơn Đông viết phỏng theo lời kể truyền miệng có sáng tạo
Thơ bình và câu châm ngôn: Sơn Đông