Tác giả: TS. Phạm Đức Quang (Bút danh Sơn Đông)
BÀI THƠ : “ CÁI QUẠT GIẤY” CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
ĐIỀU SUY NGẪM
Cái thanh và cái tục luôn tồn tại trong đời sống tâm lý của con người,
nếu biết sử dụng nó khôn khéo thì ít nhất cũng có được niềm vui.
THƠ BÀN
Cái quạt vừa tục vừa thanh
Cũng từ ý nghĩ của mình mà ra
Cái thanh ,cái tục hài hòa,
Vợ cười, chồng hát thế là yên vui.
CHUYỆN CƯỜI SƠN ĐÔNG
Nguyên văn bài thơ :”Cái quạt giấy “ cũa Hồ Xuân Hường như sau :
Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa
Duyên em dính dáng tự ngàn xưa.
Vành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa.?
Hồ Xuân Hương
Với 8 câu thơ tác giả đã tả cái quạt giấy từ nguồn gốc,cấu trúc,hình dáng, công dụng cho đến tâm lý người dùng quạt.
Hai câu đề tác giả giới thiêu cái quạt :” Các anh ơi! Em là cái quạt đây..em có tự ngàn xưa.Em có một cái lỗ ,cái lỗ đó cũng sâu sâu là nơi tạo nên cái duyên dáng của em”:
Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa
Duyên em dính dáng tự ngàn xưa.
Quả đúng vậy cái lỗ quạt là nơi có một thanh đâm vào dính kết các nan quạt.Vẻ đẹp của cái quạt phụ thuộc rất nhiều tới độ vừa vặn khít khao của sự dính kết này.
Tiếp theo 2 câu thực tác giả mô tả rõ hơn chiếc quạt :
Vành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Khi vành chiếc quạt ra rõ là có 3 góc mà một phần gần lỗ quạt không có giấy dán.Khi khép cái quạt lại thì giấy quạt thừa ra hai bên.Con mắt của tác giả thật tinh tế.
Cái thời của Nữ sĩ họ Hồ làm gì có quạt điện ,chỉ dùng quạt giấy thôi,cho nên ai cũng mang theo cái quạt bên mình.Khi trời nóng, gió tắt thì cái quạt phát huy tác dụng của mình làm mát người .Khi trời bắt đầu có mấy hạt mưa thì người ta đưa cái quạt lên che đầu .Hai câu luận trong bài thơ này tác giả nêu công dụng của cái quat:
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Chính vì cái quạt có ích lợi như thế nên được mọi người nâng niu yêu quý,nhất là những lúc nóng bức người ta cứ phì phạch quạt hoài và những luồng gió mát rượi tạo nên cái khoái cảm sung sướng cho họ ,dù người đó là ai anh hùng hay quân tử:
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa ?
Đọc bài thơ này Ba Vui bảo tôi :
- Anh mới bình phần thanh của bài thơ thôi,chứ phần tục của bài thơ thì anh quên bình,mà phần này mới hay.Tôi cũng mê thơ Hồ Xuân Hương lắm.Cái bà này làm bài nào cũng dính dáng tới “cái ấy và chuyện ấy”.Đọc bài thơ “Cái quạt giấy “ thì rõ là Xuân Hương tả “Cái ấy” và cả “ Chuyện ấy” nữa .Cả 8 câu đều vừa thanh vừa tục.Các câu 1,2,3,4,5,7,8 thì dễ dàng nhận ra cái tục . Riêng chỉ có câu 6 là tôi suy nghĩ mãi mà không biết cái tục ở đâu.Một lần tôi sang nhà Tư Vẻ,anh biết Tư Vẻ chứ ?
-Tư Vẻ là ai ? Tôi hỏi
-Tư Vẻ tên là Lã Xuân Vẻ .Hắn làm nghề dò chả.Học đại học văn khoa ra không xin được việc nên ở nhà kế nghiệp nghề dò chả của ông bà gìà.Hắn thứ tư nên mọi người gọi hắn là Tư Vẻ.Hắn khoe có họ hàng với Hồ Xuân Hương nên nhận quàng bà làm Tổ mẫu.Mỗi lần hắn có chuyện bực mình là mang thơ Tổ mẫu ra đọc rồi cười sằng sặc thế là hêt bực mình ngay.Tôi hỏi Tư Vẻ:
-Này, trong bài : “ Cái quạt giấy “ có câu “ Che đầu quân tử lúc sa mưa” thì tục ở đâu ?
Tư Vẻ uống một ngụm rượu rồi cầm cái chả,bóc lá ra chỉ miếng chả hỏi tôi :
-Cái chi đây ?
-Miếng chả
-Rứa miếng chả nằm trong cái lá hay ngoài cái lá?
-Tất nhiên là nằm trong cái lá rồi.
-Như rứa là cái lá che chở bao bọc miếng chả phải không?
-Đúng
-Rứa thì ông nghĩ xem Bà Tổ nhà tui trong bài :”Cái quạt giấy “ nếu ám chỉ cái quạt giấy là “cái nớ” thì thằng quân tử phải nằm trong bụng mẹ.Thằng quân tử nằm trong bụng mẹ quay đầu ra ngoài nên"cái nớ" che đầu hắn chứ che đầu ai.
-Thế còn sa mưa,làm gì có mưa mà sa ? Tôi thắc mắc.
-Ông ni chậm hiểu quá hè.Sa mưa tức là lúc người mẹ đi tè.Có rứa mà cũng không biết.
Sơn Đông